Việc đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh theo hướng tích cực và hiện đại đã và đang trở thành y... more Việc đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh theo hướng tích cực và hiện đại đã và đang trở thành yêu cầu chung và trào lưu trên toàn cầu. Việc dạy học tiếng Anh ở nước ta cũng không nằm ngoài guồng quay đó. Triết lý dạy học tiếng Anh nở rộ gần đây nhất tại Việt Nam là dùng ngôn ngữ để giao tiếp (language is to urge communication), thế nhưng việc áp dụng phương pháp dạy học giao tiếp (CLT) đã bộc lộ nhiều lỗ hổng không chỉ tại Việt Nam mà cũng là vấn đề chung của nhiều quốc gia. Trong bối cảnh đó, các nhà phương pháp đã không ngừng nghiên cứu đề xuất các phương pháp mới kéo theo sự xuất hiện của khá nhiều nhánh mới bắt nguồn từ CLT, trong đó phương pháp dạy học Task-based Language Teaching (TBLT) được coi là một trong những hướng phát triển hứa hẹn nhất của CLT như Hu (2005) đã đề cập "Task-based teaching is the latest methodological realization of communicative pedagogy" (Task-based Teaching là sự hiện thực hóa về mặt phương pháp dạy học ngoại ngữ gần nhất của phương pháp dạy học giao tiếp) [6, tr.15]. Tại Việt Nam, TBLT đang bắt đầu được quan tâm và được coi như là một giải pháp thay thế cho CLT, điều này thể hiện ở chỗ các bộ sách giáo khoa ở bậc trung học phổ thông vừa được soạn lại theo đường hướng lấy người học làm trung tâm và dựa vào phương pháp dạy học TBLT. Vì vậy để giúp các giáo viên dạy ở trung học phổ thông và các nhà nghiên cứu quan tâm đến phương pháp này có những hiểu biết cụ thể hơn về một số vấn đề lý luận liên quan tới bản chất của phương pháp, bài viết này sẽ góp phần đưa ra những kiến giải về những vấn đề nói trên.
Việc đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh theo hướng tích cực và hiện đại đã và đang trở thành y... more Việc đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh theo hướng tích cực và hiện đại đã và đang trở thành yêu cầu chung và trào lưu trên toàn cầu. Việc dạy học tiếng Anh ở nước ta cũng không nằm ngoài guồng quay đó. Triết lý dạy học tiếng Anh nở rộ gần đây nhất tại Việt Nam là dùng ngôn ngữ để giao tiếp (language is to urge communication), thế nhưng việc áp dụng phương pháp dạy học giao tiếp (CLT) đã bộc lộ nhiều lỗ hổng không chỉ tại Việt Nam mà cũng là vấn đề chung của nhiều quốc gia. Trong bối cảnh đó, các nhà phương pháp đã không ngừng nghiên cứu đề xuất các phương pháp mới kéo theo sự xuất hiện của khá nhiều nhánh mới bắt nguồn từ CLT, trong đó phương pháp dạy học Task-based Language Teaching (TBLT) được coi là một trong những hướng phát triển hứa hẹn nhất của CLT như Hu (2005) đã đề cập "Task-based teaching is the latest methodological realization of communicative pedagogy" (Task-based Teaching là sự hiện thực hóa về mặt phương pháp dạy học ngoại ngữ gần nhất của phương pháp dạy học giao tiếp) [6, tr.15]. Tại Việt Nam, TBLT đang bắt đầu được quan tâm và được coi như là một giải pháp thay thế cho CLT, điều này thể hiện ở chỗ các bộ sách giáo khoa ở bậc trung học phổ thông vừa được soạn lại theo đường hướng lấy người học làm trung tâm và dựa vào phương pháp dạy học TBLT. Vì vậy để giúp các giáo viên dạy ở trung học phổ thông và các nhà nghiên cứu quan tâm đến phương pháp này có những hiểu biết cụ thể hơn về một số vấn đề lý luận liên quan tới bản chất của phương pháp, bài viết này sẽ góp phần đưa ra những kiến giải về những vấn đề nói trên.
Uploads
Papers by Lan Hương