Xi Lanh Khí Nén

Télécharger au format docx, pdf ou txt
Télécharger au format docx, pdf ou txt
Vous êtes sur la page 1sur 20

XI LANH KHÍ NÉN

A.Tìm hiểu về xi lanh khí nén.


1.Khái niệm
Xi lanh khí nén (hay còn gọi là xi lanh khí hoặc xi lanh nén khí) là một thiết bị cơ
học được sử dụng để tạo ra chuyển động tuyến tính hoặc quay. Nó hoạt động dựa
trên áp suất khí nén. Xi lanh khí nén chuyển đổi năng lượng từ khí nén (khí được
nén dưới áp suất cao) thành động năng để thực hiện các nhiệm vụ như đẩy, kéo,
nâng hoặc kẹp trong các ứng dụng công nghiệp và tự động hóa.
2.Cấu tạo

Cấu tạo cơ bản của xi lanh khí nén gồm:

1. Thân xi lanh: Ống chính chứa piston và khí nén.


2. Piston: Di chuyển bên trong thân xi lanh dưới tác động của khí nén.
3. Trục xi lanh: Nối với piston và truyền động ra bên ngoài.
4. Nắp xi lanh: Đóng kín hai đầu của xi lanh và chứa các lỗ nạp xả khí nén.
5. Phớt (seal): Ngăn không cho khí nén rò rỉ ra ngoài.

HÌNH 1: Cấu tạo cơ bản


3.Nguyên lý hoạt động
-Xi lanh khí nén hoạt động dựa trên nguyên lý chuyển đổi năng lượng từ khí nén
thành động năng, tạo ra chuyển động tuyến tính hoặc quay. Để hiểu rõ hơn về
nguyên lý hoạt động của xi lanh khí nén, hãy cùng phân tích chi tiết từng trình tự
hoạt động của các bộ phận cấu tạo nên xi lanh.
-Cách thức hoạt động chi tiết:

1. Khí nén vào xi lanh:

 Bước đầu tiên: Khí nén được cung cấp từ hệ thống cung cấp khí nén (thông
qua một van điều khiển) vào một trong hai khoang của xi lanh. Khí nén này
có áp suất cao và được kiểm soát để đảm bảo đủ lực cho quá trình hoạt động
của xi lanh.

2. Tạo lực đẩy lên piston:

 Khi khí nén vào khoang phía trước (khoang A): Khí nén đẩy piston di
chuyển về phía sau. Lúc này, áp suất khí nén trong khoang A tăng lên và tạo
lực đẩy piston.
 Khi khí nén vào khoang phía sau (khoang B): Khí nén đẩy piston di
chuyển về phía trước, thực hiện một hành trình ngược lại. Khoang B lúc này
sẽ chứa khí nén và áp suất trong khoang này sẽ tăng lên.

3. Chuyển động của piston:

 Piston: Piston là một bộ phận nằm bên trong thân xi lanh, gắn chặt với trục
piston. Khi khí nén được cung cấp vào một trong hai khoang, piston di
chuyển trong thân xi lanh theo hướng nhất định. Piston di chuyển tịnh tiến từ
vị trí này sang vị trí khác dưới tác động của lực khí nén.

4. Truyền động từ piston sang trục piston:

 Trục piston: Trục piston được gắn với piston và chạy qua nắp xi lanh. Khi
piston di chuyển, trục piston cũng di chuyển theo, thực hiện nhiệm vụ truyền
động ra bên ngoài xi lanh. Tùy theo yêu cầu công việc, trục piston có thể đẩy
hoặc kéo các cơ cấu khác bên ngoài xi lanh.

5. Thoát khí và hoàn tất chu trình:


 Thoát khí từ khoang ngược lại: Khi piston di chuyển, khoang không có
khí nén sẽ được mở ra để khí có thể thoát ra ngoài, giúp giảm áp suất và tạo
không gian cho piston di chuyển. Ví dụ, khi khí nén được đưa vào khoang
A, khí ở khoang B sẽ được thoát ra, và ngược lại.
 Kết thúc chu trình: Sau khi hoàn tất hành trình, nếu cần thực hiện hành
trình ngược lại, van điều khiển sẽ thay đổi vị trí, đưa khí nén vào khoang còn
lại và lặp lại quy trình tương tự.

6. Điều chỉnh và kiểm soát:

 Van điều khiển: Van điều khiển (như van 3/2 hoặc van 5/2) quyết định
dòng chảy của khí nén vào hoặc ra khỏi các khoang của xi lanh, từ đó kiểm
soát quá trình di chuyển của piston.
 Cảm biến và cơ cấu chặn: Có thể có cảm biến hoặc cơ cấu chặn ở hai đầu
xi lanh để giới hạn hành trình của piston và đảm bảo an toàn cho hệ thống.

7. Hệ thống phớt và nắp xi lanh:

 Phớt (seal): Phớt được đặt ở các vị trí tiếp xúc giữa piston và thành xi lanh,
cũng như giữa trục piston và nắp xi lanh. Chức năng của phớt là ngăn không
cho khí nén rò rỉ ra ngoài và đảm bảo áp suất bên trong xi lanh được duy trì
ổn định.
 Nắp xi lanh: Nắp xi lanh đóng vai trò giữ kín hai đầu xi lanh và tạo đường
cho trục piston ra ngoài. Đồng thời, nắp xi lanh còn có các lỗ để kết nối với
các đường ống dẫn khí nén.

8. Hành trình lặp lại:

 Sau khi hoàn tất một chu trình (piston đi từ một đầu đến đầu kia của xi lanh),
nếu cần, chu trình này có thể được lặp lại bằng cách đảo chiều dòng khí nén
vào các khoang xi lanh, giúp piston di chuyển ngược lại.
4.Các loại xi lanh phổ biến

1.Xi khí nén loại tròn

Xi lanh khí nén loại thân tròn là loại xy lanh có thân dạng tròn, ống thường được

ứng dụng ở các vị trí cần lực đẩy nhẹ và vị trí không gian nhỏ hẹp.

Với loại này có nhiều hãng khác nhau từ châu âu đến châu á như sau: Festo,

Aventics, SMC, TPC, Airtac, STNC…

Đây là dòng hãng khuyến khích sử dụng vì nó được ứng dụng cho các tải trọng bé,

giá thành rẻ hơn các loại khác.


Bảng thông số kỹ thuật chung của xi lanh khí nén loại than tròn.

Tên ống khí nén Xi lanh khí nén dạng thân tròn

– Đây là loại chế tạo tiêu chuẩn của nhiều hãng sản xuất xi lanh cũng như thiết bị khí nén.
– Có 2 loại khác nhau: Kiểu tác động kép (2 chiều), kiểu tác động đơn ( 1 chiều khí nén, 1

chiều là lò xo)

Đặc tính kỹ thuật chung


– Lực đẩy xy lanh cho ứng dụng hàng nhẹ, và hành trình ngắn.

– Loại xy lanh tròn thông thường giờ sẽ không sữa chữa khi hỏng gioăng phớt.

– Đường kính ngoài bore: 16mm, 20mm, 25mm, 32mm, 40mm, 50mm, 63mm.
– Hành trình xi lanh khí tiêu chuẩn: 10, 15, 20, 25, 30, 40, 50, 60, 75, 80…500mm

– Dải áp suất làm việc của xi lanh: 5-10 bar

– Nhiệt độ làm việc nằm trong dải: -20 độ C – + 70 độ C.

– Tốc độ của trục xy lanh di chuyển, đối với dòng tác động 2 chiều: 30-800 mm/ s, đối với

dòng tác động đơn: 50 – 800 mm/s.

Thông số kỹ thuật
– Vật liệu: Thân nhôm, Inox, hoặc thép chống gỉ

– Kiểu giảm chấn: Giảm chấn bằng cao su, bằng khí…

– Dung sai hành trình: 0 – 150 +/- 1.0

– Cổng kết nối với các loại ren sau: M5x0.8, 1/8”, ¼”.

– Kiểu ren kết nối: Loại ren PT, Loại ren F, Loại ren NPT
2.Xi lanh khí nén loại thân vuông series

Xi lanh khí nén loại thân vuông là loại xy lanh có thân dạng hình vuông, hoặc chữ

nhật thường được ứng dụng ở các vị trí cần lực đẩy lớn và vị trí không gian rộng

rãi.

Với loại này có nhiều hãng khác nhau từ châu âu đến châu á như sau: Festo,

Aventics, SMC, TPC, Airtac, Chelic, CKD, STNC…

Đây là dòng hãng cũng vẫn khuyến khích sử dụng vì nó được ứng dụng cho các tải

trọng lớn, và được sản xuất với số lượng lớn. Và được ứng dụng khá rộng rãi trong

các ngành công nghiệp đặc thù cũng như trong các ngành công nghiệp chung.
Bảng thông số kỹ thuật chung của xi lanh khí nén loại thân dạng vuông.
Tên xi lanh khí nén Xi lanh khí nén dạng thân dạng vuông, thân tròn đế vuông.

– Đây là loại chế tạo tiêu chuẩn, hàng loạt của nhiều hãng sản xuất xi lanh cũng như thiết bị
khí nén. Mốt số hãng hàng đầu thế giới như: Festo, CKD, Aventics, SMC…
– Có 2-3 loại khác nhau: Kiểu tác động kép ( 2 chiều), kiểu tác động đơn ( 1 chiều khí nén, 1

chiều là lò xo), tác động kiểu nhiều hành trình…

– Lực đẩy xy lanh cho ứng dụng hàng tải nặng, và hành trình ngắn cũng như dài đều được.
Đặc tính kỹ thuật chung
– Loại xy lanh vuông thông thường có thể được thay gioăng, dễ tháo lắp sửa chữa khi bị hỏng

nhẹ.

– Được chế tạo bằng các phần ghép lại: Thân tròn hoặc vuông, đế vuông, đầu vuông kết nối

với nhau bằng các thanh tròn có ren vặn.

Thông số kỹ thuật – Đường kính ngoài bore: 32mm, 40mm, 50mm, 63mm, 80mm, 100mm.
– Hành trình xi lanh khí tiêu chuẩn: 25, 50, 75, 80…1000mm

– Dải áp suất làm việc của xi lanh: 1,5-15 bar

– Nhiệt độ làm việc nằm trong dải: -20 độ C – + 75 độ C.

– Tốc độ của trục xy lanh di chuyển, đối với dòng tác động 2 chiều: 31-800 mm/ s, đối với

dòng tác động đơn: 51 – 800 mm/s.

– Vật liệu: Thân nhôm, hoặc thép chống gỉ, thanh tròn bằng thép không gỉ.

– Kiểu giảm chấn: Giảm chấn bằng cao su, nhựa, bằng khí…

– Dung sai hành trình: 0 – 250 +/- 1.0; 251 – 1000 +/- 1.5…
– Cổng kết nối với các loại ren sau: 1/8”, ¼”, 3/8”, ½”

– Kiểu ren kết nối: Loại ren PT, Loại ren F, Loại ren NPT

3.Xi lanh khí nén loại compact thân vuông series

Xi lanh khí nén loại compact thân vuông là loại xy lanh có thân dạng hình vuông,

hoặc chữ nhật thường được tạo thành từ nhôm định hình, ứng dụng ở các vị trí cần

lực đẩy lớn và vị trí không gian kiểu ngắn, hành trình xi lanh ngắn.

Với loại này có nhiều hãng khác nhau đều sản xuất như sau: Festo, Aventics, SMC,

TPC, Airtac, STNC, SNS…

Đây là dòng hãng cũng sản xuất khối lượng cũng khá lớn, nó được ứng dụng cho

các tải trọng lớn, và hành trình nhỏ hoặc ngắn. Và được ứng dụng khá rộng rãi

trong các ngành công nghiệp chung.


Bảng thông số kỹ thuật chung của xi lanh khí nén loại compact thân dạng vuông.
Tên xi lanh khí nén Xi lanh khí nén compact thân dạng vuông.

– Đây là loại chế tạo tiêu chuẩn của các hãng, hàng loạt của nhiều hãng sản xuất xi lanh cũng
như thiết bị khí nén. Mốt số hãng hàng đầu thế giới như: Festo, Aventics, SMC…
– Có 1-2 loại khác nhau: Kiểu tác động kép ( 2 chiều), kiểu tác động đơn ( 1 chiều khí nén, 1

chiều là lò xo), tác động kiểu nhiều hành trình…

– Lực đẩy xy lanh cho ứng dụng hàng tải nặng, và hành trình ngắn cần lực đẩy khỏe.

Đặc tính kỹ thuật chung


– Loại xy lanh compact có thân vuông thông thường có thể được thay gioăng, dễ tháo lắp sửa

chữa khi bị hỏng goăng phớt hoặc mòn trục.

– Được chế tạo bằng 1 khối nhôm định hình: Thân vuông, đế vuông, đầu vuông.

– Với loại này có rãnh phía ngoài thân để có thể gắn các loại cảm biến hành trình cho xi lanh.

– Đường kính ngoài bore: 12mm, 16mm, 20mm, 25mm, 32mm, 40mm, 50mm, 63mm, 80mm,
100mm.
– Hành trình xi lanh khí tiêu chuẩn: 5, 10, 15, 20, 25, 50… 100mm

– Dải áp suất làm việc của xi lanh: 1,5-11 bar

– Nhiệt độ làm việc nằm trong dải: -20 độ C – + 72 độ C.

– Tốc độ của trục xy lanh di chuyển, đối với dòng tác động 2 chiều: 31-500 mm/ s, đối với

dòng tác động đơn: 51 – 500 mm/s.


Thông số kỹ thuật

– Vật liệu: Thân bằng vật liệu nhôm không gỉ.

– Kiểu giảm chấn: Giảm chấn bằng đệm.

– Dung sai hành trình: 0 – 100 +1.0; 100 – 1000 + 1.5…

– Cổng kết nối với các loại ren sau: M5x0.8, 1/8”, ¼”, 3/8”,

– Kiểu ren kết nối: Loại ren PT, Loại ren F, Loại ren NPT
4.Xi lanh khí nén loại 2 trục thân vuông series

Xi lanh khí nén loại compact thân vuông là loại xy lanh có thân dạng hình vuông,

hoặc chữ nhật thường được tạo thành từ nhôm định hình, ứng dụng ở các vị trí cần

lực đẩy không quá lớn và hành trình ngăn. Với yêu cầu là phần đầu trục không bị

xoay.

Với loại này có nhiều hãng khác nhau đều sản xuất như sau: Festo, Aventics, SMC,

TPC, Airtac, STNC, SNS…nhưng ở Việt nam được sử dụng rộng rãi là các hãng:

Airtac, SMC…
Đây là dòng hãng cũng sản xuất có hạn của các hãng, nó được ứng dụng cho các

tải trọng lớn, và hành trình nhỏ hoặc ngắn, lúc đẩy không bị xoay sản phẩm. Và

được ứng dụng khá rộng rãi trong các ngành công nghiệp chung liên quan đến

đóng gói.
Bảng thông số kỹ thuật chung của xi lanh khí nén loại 2 trục.
Tên xi lanh khí nén Xi lanh khí nén loai 2 trục thân dạng vuông hoặc chữ nhật.

– Đây là loại chế tạo không phải đại trà của các hãng, được sử dụng trong một số ứng dụng đặc
thù, đặc biệt. Mốt số hãng hàng đầu thế giới được sử dụng nhiều ở VN như: Festo, Aventics, SMC,
Airtac, STNC…
– Có 1 loại duy nhất: Kiểu tác động kép ( 2 chiều).

– Lực đẩy xy lanh cho ứng dụng hàng khối lượng vừa phải, và hành trình ngắn cần lực đẩy

khỏe và không bị xoay trục.

– Loại xi lanh này có thân vuông, hoặc chữ nhật thông thường có thể được thay gioăng, dễ

tháo lắp sửa chữa khi bị hỏng goăng phớt hoặc mòn trục.
Đặc tính kỹ thuật chung

– Được chế tạo bằng 1 khối nhôm định hình với 2 lỗ pittong: Thân vuông, đế vuông, đầu

vuông.

– Với loại này có rãnh phía ngoài than nhôm để có thể gắn các loại cảm biến hành trình cho xi

lanh.

– Loại này tiêu chuẩn là có từ phía trong pittong để có thể lắp cảm biến hành trình phía ngoài

thân.

– Đường kính ngoài bore: 10mm, 16mm, 20mm, 25mm, 32mm.


– Hành trình xi lanh khí tiêu chuẩn: 10, 20, 30, 40, 50… 200mm

– Dải áp suất làm việc của xi lanh: 2,0-10 bar

– Nhiệt độ làm việc nằm trong dải: -20 độ C – + 72 độ C.

– Tốc độ của trục xy lanh di chuyển, đối với dòng tác động 2 chiều: 29-500 mm/ s.

Thông số kỹ thuật – Vật liệu: Thân bằng vật liệu nhôm định hình không gỉ.

– Kiểu giảm chấn xi lanh: Giảm chấn bằng đệm giảm chấn.

– Dung sai hành trình: 0 – 100 /+1.0; 100 – …/+ 1.5…

– Cổng kết nối với các loại ren sau: M5x0.8, 1/8”.
5.Các loại băng tải khác

Song song với đó, bạn còn có thể thấy một số loại xi lanh khí nén khác được dùng

nhiều hiện nay như:

Phân loại Chi tiết

– Xi lanh khí nén dung cho mục đích thông dụng


– Xy lanh khí nén dùng đẩy theo phương ngang.

– Loại xi lanh cho chế tạo máy.

Theo mục đích – Xi lanh cho vị trí có hóa chất.

– Xi lanh cho các các loại máy đóng gói.

– Loại xi lanh đặc thù cho đóng mở các cánh cửa xe, xưởng…

– Ben xi lanh dạng vuông, tròn.


– Xi lanh kiểu lớn, nhỏ, cỡ vừa.
Theo hình dáng

– Kiểu có trục và không trục.

– Xi lanh dùng điện.


– Xi lanh dùng khí
Theo chức năng, tải trọng

– Xy lanh kiểu cơ
5.Ưu điểm và nhược điểm khi dùng xi lanh khí nén.

Ưu điểm của xi lanh khí nén:


1. Đơn giản và bền bỉ:
o Thiết kế đơn giản: Xi lanh khí nén có thiết kế khá đơn giản và ít bộ
phận chuyển động, giúp giảm thiểu các sự cố cơ học và dễ dàng bảo
trì.
o Độ bền cao: Xi lanh khí nén có thể hoạt động trong thời gian dài mà
không cần bảo trì quá nhiều, đặc biệt trong các môi trường công
nghiệp khắc nghiệt.
2. An toàn trong sử dụng:
o Khí nén không cháy nổ: Khí nén là một nguồn năng lượng an toàn,
không gây cháy nổ như dầu thủy lực hay điện, làm cho xi lanh khí nén
an toàn trong nhiều môi trường làm việc.
o Dễ kiểm soát: Xi lanh khí nén có thể dễ dàng điều chỉnh và kiểm soát
bằng các van điều khiển, giúp điều chỉnh tốc độ, lực và hành trình một
cách linh hoạt.
3. Hiệu suất cao trong môi trường khắc nghiệt:
o Khả năng chịu tải tốt: Xi lanh khí nén có thể tạo ra lực lớn, thích
hợp cho các ứng dụng yêu cầu tải trọng cao.
o Khả năng hoạt động trong nhiều môi trường: Xi lanh khí nén có
thể hoạt động tốt trong nhiều điều kiện môi trường khác nhau, bao
gồm môi trường nhiệt độ cao, độ ẩm, bụi bẩn, hoặc môi trường hóa
chất.
4. Chi phí thấp:
o Giá thành hợp lý: Xi lanh khí nén thường có chi phí sản xuất và vận
hành thấp hơn so với các loại xi lanh khác như xi lanh thủy lực.
o Dễ dàng lắp đặt và bảo dưỡng: Vì thiết kế đơn giản, việc lắp đặt và
bảo dưỡng xi lanh khí nén không đòi hỏi kỹ thuật phức tạp, giúp tiết
kiệm thời gian và chi phí.

Nhược điểm của xi lanh khí nén:


1. Hiệu suất chuyển đổi năng lượng không cao:
o Mất mát năng lượng: Khí nén có thể bị mất mát năng lượng do rò rỉ
và ma sát, làm giảm hiệu suất tổng thể của hệ thống.
o Độ chính xác thấp: So với xi lanh thủy lực hoặc điện, xi lanh khí nén
có độ chính xác kém hơn trong việc điều khiển vị trí và lực.
2. Yêu cầu hệ thống phụ trợ:
o Cần hệ thống nén khí: Xi lanh khí nén cần có hệ thống nén khí để
cung cấp nguồn khí nén liên tục, điều này đòi hỏi chi phí đầu tư ban
đầu và bảo trì hệ thống.
o Cần xử lý khí thải: Khí nén sau khi sử dụng cần được xử lý để tránh
ô nhiễm môi trường hoặc ảnh hưởng đến hiệu suất của hệ thống.
3. Giới hạn về lực và tốc độ:
o Lực tạo ra có giới hạn: Mặc dù xi lanh khí nén có thể tạo ra lực lớn,
nhưng lực này vẫn có giới hạn so với xi lanh thủy lực, đặc biệt trong
các ứng dụng cần lực rất lớn.
o Tốc độ không ổn định: Tốc độ của xi lanh khí nén có thể bị ảnh
hưởng bởi áp suất khí nén không ổn định, dẫn đến khó kiểm soát tốc
độ chuyển động chính xác.
4. Tiếng ồn và rung động:
o Tiếng ồn: Hệ thống khí nén, đặc biệt là trong quá trình nạp và xả khí,
có thể tạo ra tiếng ồn lớn, có thể ảnh hưởng đến môi trường làm việc.
o Rung động: Khi hoạt động, xi lanh khí nén có thể tạo ra rung động,
ảnh hưởng đến độ ổn định của các thiết bị khác trong hệ thống.

Vous aimerez peut-être aussi